Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Những bí quyết kinh doanh của Carlos Slim




2. Tập trung vào những điều cần thiết, và đừng phân tán bởi những thứ chẳng giúp ích gì cho lợi nhuận.

Tài phiệt viễn thông Mexico - Carlos Slim quan niệm cạnh tranh sẽ luôn khiến bạn trở nên tốt hơn, kể cả khi kẻ thắng là đối thủ.

Trong cuốn sách "Những người giàu nhất thế giới: Carlos Slim và những câu nói nổi tiếng", tài phiệt viễn thông Mexico được mệnh danh là "biểu tượng của giới kinh doanh hiện đại" và "nhà lãnh đạo khiêm tốn". Năm 2010, ông giành vị trí người giàu nhất thế giới từ tay nhà sáng lập Microsoft – Bill Gates và giữ được danh hiệu này suốt 4 năm.
Đầu năm nay, ông mới phải nhường lại cho Bill Gates và lui về vị trí thứ 2 với số tài sản 70,9 tỷ USD, theo Forbes. Slim là người đầu tiên và duy nhất cho đến nay xuất thân từ một quốc gia mới nổi có thể đứng đầu danh sách của Forbes.
Dưới đây là 10 câu nói nổi tiếng nhất của Carlos Slim được chọn lọc trong cuốn sách:
1. "Cạnh tranh sẽ khiến bạn trở nên tốt hơn, luôn luôn là như vậy, kể cả khi kẻ thắng là đối thủ", đăng trên Carlosslim.com năm 2007.
2. "Nếu đang kinh doanh, bạn cần phải hiểu rõ môi trường, phải có tầm nhìn cho tương lai và nắm chắc quá khứ", đăng trên Academy of Achievement năm 2007.
3. "Mắc sai lầm là hoàn toàn bình thường. Hãy cố giảm thiểu, chấp nhận, sửa chữa và quên chúng đi", tại Đại học American University of Beirut (Lebanon) năm 2010.
4. "Duy trì sự lạc quan sẽ luôn mang lại kết quả tốt", đăng trên Carlosslim.com năm 2007.
5. "Tôi không quá tin vào may mắn. Tôi chỉ tin vào hoàn cảnh và lao động", trong Diễn đàn toàn cầu tại Đại học George Washington năm 2010.
6. "Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng cá nhân nào, bạn cần học cách dùng chúng để trở nên mạnh mẽ hơn", đăng trên New Yorker năm 2009.
7. "Đừng cho phép các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực kiểm soát tâm trí. Những thứ này không đến từ người khác, chỉ do bạn tự tạo ra mà thôi", trong "Lá thư gửi người trẻ tuổi" đăng trên trên Carlosslim.com năm 1994.
8. "Tất cả các công ty đều mắc sai lầm. Cái chính là tránh phạm phải sai lầm lớn", Institutional Investor năm 2007.
9. "Khi chúng ta đối mặt với các vấn đề, chúng sẽ biến mất. Vì thế, hãy học hỏi từ chính thất bại và để thành công là động lực từ bên trong", Đại học American University of Beirut năm 2010.
10. "Bạn cần phải tìm đến sự cạnh tranh từ bên ngoài. Hãy phát triển ra quốc tế", đăng trong "Đừng sợ thất bại: Những câu chuyện có thật về cách các lãnh đạo giải quyết rủi ro" năm 2011.
Các tác giả cuốn sách cũng đăng tải 10 bí quyết kinh doanh hàng đầu của Carlos Slim cho các doanh nhân hiện tại và tương lai.
1. Đầu tư thật mạnh vào việc kinh doanh của bạn, đặc biệt khi người khác không làm như vậy. Và hãy duy trì việc này trong dài hạn.
2. Tập trung vào những điều cần thiết, và đừng phân tán bởi những thứ chẳng giúp ích gì cho lợi nhuận.
3. Hãy thực tế và đặt mục tiêu rõ ràng, khả thi.
4. Hãy lạc quan, đừng để nỗi sợ hãi dẫn dắt.
5. Đừng cố tự làm mọi thứ. Thay vào đó, hãy hợp tác và tạo dựng mối quan hệ với mọi người.
6. Hãy vui vẻ với việc bị cạnh tranh. Nên hiểu rằng nó sẽ làm cho bạn và công ty thêm mạnh mẽ.
7. Đừng chỉ hoạt động trong nước, hãy tiến ra nước ngoài.
8. Hãy chọn nhân viên tốt và để họ hoạt động tự do trong khuôn khổ.
9. Đừng bắt ép nhân viên lao động quá nhiều, hãy giúp họ duy trì cân bằng cuộc sống - công việc.
10. Cuối cùng, tôi biết rằng khi doanh nghiệp phát triển, bạn sẽ phải bổ sung vài cấp lãnh đạo, nhưng hãy cố gắng thêm càng ít càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn sâu sát hơn với hoạt động thường nhật của công ty. Vì đó chính là nơi tạo ra lợi nhuận.

Các dấu hiệu nhận biết người thông minh


Những người thông minh thường có nhữnBạn hầu như không hề biết về điều này nếu như không nhìn thấy lý lịch của họ. Người thông minh thường có bằng cấp ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Người thông minh thường cảm thấy chán với một loại công việc, vì thế họ có xu hướng làm nhiều loại việc trong sự nghiệp của họ. Đôi khi họ dành thời gian cho 2 hoặc 3 công việc trước khi đến 40 tuổi trong khi nhiều người trong chúng ta chỉ sẵn sàng làm một công việc.
g đặc điểm hoặc hành động đặc trưng. Sau đây là những dấu hiệu để nhận biết họ:
1. Nỗ lực giúp đỡ nhân viên hoạt động tốt hơn
Nếu họ đang ở vị trí quản lý hoặc giám sát, người thông minh sẽ đề cử nhân viên học một khóa học hoặc dạy họ những kỹ năng mới. Người thông minh sẽ tham gia vào dự án này như thể đó là dự án của chính họ, bởi nhân viên hoạt động tốt chính là thể hiện sức ảnh hưởng của người quản lý. Sự tiến bộ của nhân viên phản ánh cách làm việc thông minh của người phụ trách.
2. Im lặng trong đám đông
Người thông minh biết rằng giữ im lặng sẽ tốt hơn là nói và giải thích về vấn đề mà họ không biết. Trong cuộc thảo luận, những người thông minh sẽ tiếp thu kiến thức nhiều nhất có thể. Họ luôn lắng nghe và ghi chép lại những kiến thức mà họ tiếp nhận. Ngược lại là những người thường không ngừng nói chuyện và không bao giờ dành thời gian lắng nghe những gì người khác nói.
3. Có nhiều kiến thức sâu rộng về nhiều chủ đề khác nhau
Người thông minh biết nhiều điều mà bạn biết rất ít hoặc chưa từng được nghe bao giờ. Điều này có nghĩa họ thực sự quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh họ. Họ luôn tìm cách tự học và tìm tòi càng nhiều thông tin càng tốt. Nếu họ cảm thấy không hiểu rõ về một vấn đề, họ sẽ dành thời gian tìm tòi để hiểu hoàn toàn vấn đề đó. Họ cũng có xu hướng đọc nhiều sách, xem các phim tài liệu và tham gia các khóa học giáo dục trong thời gian rảnh để gia tăng kiến thức và nâng cao kỹ năng.
4. Biết cách quản lý công việc và tổ chức gia đình
Người thông minh luôn biết cách tạo ra thời gian rảnh và không bao giờ nói "Tôi không thể". Nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi những người khác có đủ sức khỏe để hoàn thành tất cả công việc. Những người thông minh nhận biết giá trị của mỗi công việc để cân bằng chúng, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, giải trí và làm việc trong ngày.
5. Không bao giờ chế nhạo hoặc khiến người khác thấy kém cỏi
Người thông minh là người biết luôn có người thông minh hơn mình. Những người thông minh không bao giờ hạ thấp giá trị của người khác. Thay vào đó thường giúp đỡ người khác vượt qua các chướng ngại về kiến thức khi có thể.
6. Có trình độ học vấn sâu rộng
Bạn hầu như không hề biết về điều này nếu như không nhìn thấy lý lịch của họ. Người thông minh thường có bằng cấp ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Người thông minh thường cảm thấy chán với một loại công việc, vì thế họ có xu hướng làm nhiều loại việc trong sự nghiệp của họ. Đôi khi họ dành thời gian cho 2 hoặc 3 công việc trước khi đến 40 tuổi trong khi nhiều người trong chúng ta chỉ sẵn sàng làm một công việc.
7. Không nghĩ mãi về sai lầm
Khi mắc sai lầm, người thông minh thường không suy nghĩ mãi về vấn đề đó, họ tìm cách giải quyết vấn đề và luôn có những giải pháp tốt nhất. Người thông minh luôn động não đối phó với tất cả những vấn đề trong cuộc sống - dù tốt hay xấu, họ luôn tìm cách giải quyết mọi tình huống sao cho hiệu quả nhất.

6 điều cần lưu ý khi làm việc với đối tác Nhật Bản

Có một đồng nghiệp của Stuart Friedman đã từng gặp sự cố với cụm từ này. Sau vài tháng thương thảo với một khách hàng tiềm năng người Nhật, một thỏa thuận giữa hai công ty cũng gần đi đến hồi ký kết. Một cuộc gặp sau đó được tổ chức để cùng thương lượng về giá cả trong bối cảnh một đối thủ khác của vị doanh nhân này đang tiếp cận công ty Nhật với mức giá thấp hơn. Đến cuối cuộc họp, vị doanh nhân này đã nói "Sayonara" để bày tỏ thiện ý với đối tác Nhật.

Khác với phong thái kinh doanh của người Mỹ, người Nhật cần thời gian để giao tiếp tương tác, thiếu điều này sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm hay thậm chí là mâu thuẫn.
Trong giao tiếp xã hội, người Nhật thường lưu ý những cử chỉ, phong cách ứng xử để nhận định về của người đối diện hơn dựa vào lời họ nói. Vì vậy để quan hệ hợp tác được thành công, các doanh nhân cần lưu ý những điều sau khi làm việc với đối tác Nhật.
1. Thể hiện thiện chí tìm hiểu văn hóa địa phương
Truyền thông gián tiếp là cách hiệu quả nhất ở Nhật Bản. Người Nhật tin rằng những cử chỉ, sắc thái phi ngôn từ nói lên được nhiều điều hơn là những lời nói giao tiếp.
Một người Mỹ dùng bữa tối với doanh nhân Nhật Bản nhận ra trên bàn chỉ có những đôi đũa, mà ông thì không biết dùng. Tất thảy các nhà hàng Nhật Bản đều có chuẩn bị sẵn nĩa cho khách phương Tây, chỉ  không dọn sẵn trên bàn. Tuy thế, tốt nhất là vị doanh nhân người Mỹ không nên yêu cầu phục vụ mang nĩa ra.
Khi chủ nhà người Nhật nhận ra vị khách không thoải mái khi sử dụng đũa, họ sẽ hỏi vị khách có muốn dùng nĩa thay thế không. Và họ rất vui lòng được giúp khách.
Vậy vì sao vị doanh nhân người Mỹ kia không nên yêu cầu trước khi đối tác Nhật nhận ra?
Vì với người Nhật, việc yêu cầu dùng nĩa phát đi tín hiệu rằng đối phương không sẵn lòng để tìm hiểu về văn hóa của họ. Và nếu người đó không sẵn lòng học cách dùng đũa thì làm thế nào chắc chắn được rằng họ có thể đảm trách những tình huống kinh doanh phức tạp với nhiều khác biệt về văn hóa hơn?
Thực tế, người Nhật thường quan sát đối tác của mình thông qua những bữa tiệc, những lần chơi golf để đo lường tính cách của họ.
2. Người Nhật thường không từ chối
Có thể bạn đã từng nghe người Nhật nói có trong khi thật ra họ lại không muốn điều đó. Thực tế là người Nhật thường hay có xu hướng từ chối, nhưng để tránh làm mất lòng đối phương hoặc giữ thể diện, họ sẽ nói ngược lại.
Vậy thì đây là những dấu hiệu cho thấy người Nhật đang không thật sự muốn đồng ý với điều được đề nghị: chỉ ra rằng điều đó có thể khó thực hiện, nghiêng đầu và rít không khí giữa hai hàm răng, xác nhận rằng họ đã hiểu, đề nghị một giải pháp không liên quan đến vấn đề, chuyển chủ đề trò chuyện, im lặng.
3. Đừng ngại cúi chào
Cúi đầu khi chào là một trong những nguyên tắc hành xử truyền thống của người Nhật. Thậm chí bạn sẽ thấy người Nhật vô ý cúi chào người ở đầu bên kia của một cuộc điện thoại. Song để thực hiện động tác cúi chào chính xác theo truyền thống Nhật Bản thì khá phức tạp. Việc cúi chào thấp đến mức nào, trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào địa vị xã hội, tuổi tác, kinh nghiệm và vị trí công việc.
Người Nhật không mong đợi bạn sẽ hiểu hết những quy tắc phức tạp đó nên họ cũng không trông đợi bạn sẽ cúi chào đúng cách. Do đó, động tác tốt nhất bạn nên làm để chứng tỏ thành ý tôn trọng văn hóa của họ là nghiêng người cúi chào.
4. Cần nhiều thời gian để đàm phán
Thông thường những cuộc họp theo phong cách Mỹ thì mỗi công ty chỉ cử 1 hoặc 2 đại diện tham dự và đàm phán. Ngược lại, các công ty Nhật sẽ cử khoảng 20 người đến tham dự để nắm hết những gì bạn trình bày.
Tại Nhật Bản, những cuộc họp thường được tổ chức để thu thập thông tin.
Thảo luận các điều khoản hoặc để đi đến quyết định cuối cùng với các đối tác Nhật cần một khoảng thời gian dài chứ không thể chốt trong một vài cuộc họp ngắn ngủi. Điều cần lưu ý là nếu bạn nóng vội muốn rút ngắn thời gian sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với đôi bên.
5. Lưu ý khi sử dụng hậu tố "- san"
Hậu tố "- san" là một trong nhiều kính ngữ người Nhật dùng để xác định các mối quan hệ xã hội và hệ thống phân cấp giữa hai người. Tương tự cách dùng từ "Mr", "Mrs" trong tiếng Anh, cách dùng hậu tố "- san" cũng có vài khác biệt.
Ví dụ, tại Mỹ, khách hàng và nhà cung cấp có vai trò bình đẳng. Song, tại Nhật, khách hàng quan trọng hơn. Do đó, như một cử chỉ tôn kính, người Nhật thường thêm từ "- san" phía sau tên các khách hàng.
6. "Sayonara" có nghĩa là "Vĩnh biệt"
Có một vài từ tiếng Nhật quen thuộc mà nhiều người đã từng nghe một vài lần, như từ Sayonara, nhưng nghĩa chính xác của nó thì không giống như mọi người nghĩ.
Có một đồng nghiệp của Stuart Friedman đã từng gặp sự cố với cụm từ này. Sau vài tháng thương thảo với một khách hàng tiềm năng người Nhật, một thỏa thuận giữa hai công ty cũng gần đi đến hồi ký kết. Một cuộc gặp sau đó được tổ chức để cùng thương lượng về giá cả trong bối cảnh một đối thủ khác của vị doanh nhân này đang tiếp cận công ty Nhật với mức giá thấp hơn. Đến cuối cuộc họp, vị doanh nhân này đã nói "Sayonara" để bày tỏ thiện ý với đối tác Nhật.
Vài tuần sau đó, khi ông gọi lại cho đối tác Nhật, họ cho biết đã ký kết hợp đồng với công ty đối thủ của ông. Lý do là vì sau khi nghe ông nói Sayonara, họ đã nghĩ rằng ông không đồng ý hạ mức giá thấp hơn và từ bỏ cuộc đấu thầu. Lúc này, vị doanh nhân mới hiểu "Sayonara" có nghĩa là "Vĩnh biệt".
Vì vậy, bạn cần lưu ý tìm hiểu rõ ý nghĩa của những từ tiếng Nhật sẽ dùng, dù đó chỉ là những câu chào cơ bản. 

Những bí quyết giao tiếp thành công của người Nhật

Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.
Diện tích nhỏ bé, ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng Nhật đã là một nền kinh tế hùng mạnh mà các quốc gia khác phải kiêng nể. Vì sao? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của người Nhật: độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Đó là những bài học quý cho bất kỳ ai muốn thành công.
Cách đơn giản nhất thể hiện lòng tự trọng là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút so với giờ hẹn
1. Tôn trọng quyết định của nhóm
Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”.
Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể.
Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.
2. Nói giảm, nói tránh
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
3. Đúng giờ
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội.
Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị kịch liệt phản đối. Cách đơn giản nhất thể hiện lòng tự trọng là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút so với giờ hẹn.
Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.
4. Duy trì liên lạc
Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ.
Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.
Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên tầm cao bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ.

Những thói quen sống và làm việc hiệu quả

Thay đổi lúc nào cũng khó khăn. Thói quen cũng không dễ hình thành. Nếu bạn muốn học một kỹ năng mới, đừng kỳ vọng mình ngay lập tức sẽ đạt “đẳng cấp thế giới”.

Bạn có thể áp dụng ngay 15 bí quyết đơn giản sau đây vào cuộc sống hằng ngày. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ nhanh chóng hình thành thói quen tốt và cải thiện hiệu quả năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
1. Gắn bó với quy trình, không phải mục tiêu

Ví dụ, không chỉ đặt ra mục tiêu là cải thiện mối quan hệ khách hàng mà bạn còn cần cam kết gọi điện cho ít nhất hai khách hàng mỗi ngày. Không chỉ đặt ra mục tiêu tìm được khách hàng mới; mà bạn còn liên lạc với ít nhất hai khách hàng tiềm năng mỗi ngày.
Một quá trình nỗ lực liên tục mới dẫn bạn đến mục tiêu và bạn có rất nhiều khả năng để đạt được mục tiêu đó. Tập trung vào những gì bạn sẽ làm được, không phải vào những gì bạn mơ ước.

2. Làm khó chính mình

Hãy trữ nước ngọt trong tủ lạnh và đặt chai nước khoáng ngay trên bàn làm việc, đặt TV ở xa chỗ làm việc, đừng cố vào Facebook bằng cách vượt tường lửa, tắt các ứng dụng chat, để điện thoại chế độ silent…Đây là một kỹ thuật tâm lý khá hiệu quả: khi một thứ gì đó quá khó để làm, bạn sẽ làm điều đó ít lại, hoặc không làm.
Sự thuận tiện sẽ khiến bạn phân tâm, do đó làm khó bản thân để tránh xa những “cám dỗ” của môi trường xung quanh.

3. Tối ưu hóa nhiệm vụ quan trọng nhất


Tất cả chúng ta đều có những nhiệm vụ quan trọng đem đến sự khác biệt lớn cho công việc. Hãy chọn ra hai hoặc ba nhiệm vụ đóng góp nhiều nhất cho sự thành công của bạn. Chẳng hạn, những việc gì giúp bạn kiếm tiền nhiều nhất? Sau đó loại bỏ tất cả các nhiệm vụ linh tinh khác để tập trung cho những việc này.

4. Cho phép mình có ít thời gian cho các dự án chính 


Thời gian giống như một ngôi nhà mới. Chúng ta cố gắng đặt vào càng nhiều đồ nội thất cồng kềnh thì diện tích trống càng hẹp lại. Trong công việc cũng vậy, ưu tiên quá nhiều cho những việc quan trọng sẽ ngốn hết thời gian để bạn làm những việc khác.
Do đó, sau khi xác định được những nhiệm vụ chủ chốt thì bạn hãy đặt ra mục tiêu giảm thời gian để hoàn thành những việc đó. Bạn sẽ tập trung hơn, năng động hơn và tiết kiệm thì giờ cho những việc khác nữa.

5. Ngừng đúng lúc

Lời khuyên từ Ernest Hemingway: "Cách tốt nhất là luôn luôn dừng lại khi bạn đang làm việc tốt và biết rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu bạn làm điều này mỗi ngày, bạn sẽ không bao giờ bị mắc kẹt".
Lời khuyên quý giá của nhà văn nổi tiếng này áp dụng cho tất cả các loại công việc. Đừng làm việc đến kiệt sức hay ép bản thân tập trung đến mụ mị. Thể chất và tinh thần của bạn sẽ không phục hồi kịp cho ngày làm việc hôm sau.

6. Phân chia thời gian làm việc nhà

Đừng xem việc nhà là công việc. Nó là hoạt động thiết yếu cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Việc nhà cũng là một cách thư giãn hiệu quả cho đầu óc của bạn.
Khi vừa thấy mỏi mắt, chóng mặt, hãy rời khỏi máy tính và đi... lau nhà, hoặc làm một công việc chân tay nào đó như tưới cây, phơi quần áo hay cho cún ăn. Bằng cách này, bạn vẫn sẽ duy trì được năng suất hoạt động ngay cả khi đầu óc đang mệt mỏi.

7. Chỉ cần nói không

Bạn lịch sự. Bạn dễ thương. Bạn hữu ích. Bạn muốn trở thành một thành viên tích cực của nhóm. Và bạn quá tải.
Hãy nói "không" thường xuyên như khi bạn nói “có”. Bạn vẫn có thể tử tế với mọi người trong khi bảo toàn được thời gian của bạn. Thời gian là một tài sản không ai có thể đủ khả năng để lãng phí, thế nên bạn đừng dùng nó cho người khác.

8. Bắt đầu từ những việc nhỏ

Bắt đầu với những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn bớt lo lắng. Giả sử, bạn đặt mục tiêu ngày đầu tiên phải gọi được 20 khách hàng. Rất có quyết tâm nhưng đây là mục tiêu không dễ thực hiện. Do đó, bạn sẽ ngại ngùng không làm, hoặc làm dở dang và rồi tâm trạng bạn bị chùng xuống, vì không đạt mục tiêu.
Hãy bắt đầu với 2, rồi 5, rồi 7... ự tự tin của bạn sẽ được tăng thêm hằng ngày và đến lúc nào đó số lượng đối với bạn không thành vấn đề. Bất cứ khi nào bạn muốn tạo ra một thói quen mới, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và gắn bó với nó qua thời gian đầu khó khăn cho đến khi nó trở thành thói quen.

9. Nghỉ giữa giờ


5-10 phút nghỉ giữa giờ sẽ giúp bạn “sạc” lại năng lượng. Hãy nhớ lịch học ngày xưa, sau mỗi tiết học bạn đều được nghỉ ngơi một chút trước khi vào tiết học tiếp theo. Đây là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả và khoa học mà bạn nên áp dụng vào công việc. Hãy nghỉ ngơi 5 phút sau 45 hoặc 60 phút làm việc. Lúc đầu chưa quen, hãy để chuông báo.

10. Lên kế hoạch cho những lúc rảnh

Thời gian rảnh không tự xuất hiện. Bạn cần lên kế hoạch cho nó. Bạn có thể rảnh rỗi vào thời điểm nào, nên làm gì, với ai. Cụ thế hóa những việc nhỏ này giúp bạn không bị cuốn và công việc hay những việc mà bạn không thích làm, hoặc tệ hơn là rảnh rỗi mà không tận hưởng được gì cả. Bạn càng hạnh phúc vui vẻ thì làm việc càng có hiệu quả.

11. Dành thời gian cho những người mà bạn yêu mến

Nghĩ về những người bạn gặp gần đây. Ai khiến bạn hào hứng, vui vẻ, tràn đầy năng lượng? Ai khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn? Hãy dành thời gian cho họ. Họ chính là những người cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng phí thời giờ với những mối quan hệ hời hợt.

12. Dùng đầu để nghĩ, không phải để nhớ

Đừng trói buộc tâm trí bạn với việc phải nhớ một danh sách dài những việc cần làm. Hãy viết ra mọi thứ và sau đó tập trung vào việc suy nghĩ làm thế nào để sắp xếp mọi thứ khoa học hơn, đối xử với mọi người tử tế hơn, làm việc hiệu quả hơn. Giấy, bút và máy tính được chế tạo để hỗ trợ bạn. Hãy sử dụng nó.

13. Để ý đến sức khỏe

Uống nhiều nước, đi bộ nhiều hơn ngồi xe, leo cầu thang nhiều hơn dùng thang máy là những việc cực kỳ đơn giản nhưng lại giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể. Ngủ sớm, dậy sớm, hạn chế thuốc lá, bia rượu, nước ngọt, thức ăn nhanh là những việc tiếp theo bạn có thể làm để tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.
14. Đừng tiếc nuối
Ngay cả siêu nhân cũng không thể thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo. Sai lầm và khiếm khuyết là phần tất yếu của cuộc sống và công việc. Vì vậy, thay vì mất thì giờ chìm đắm trong cảm giác tiếc nuối và tội lỗi, thì bạn nên tập trung năng lượng và sự tỉnh táo để rút kinh nghiệm từ những việc đã qua và chuẩn bị cho những nhiệm vụ kế tiếp.

15. Tiếp sức bằng những thành công nhỏ

Thay đổi lúc nào cũng khó khăn. Thói quen cũng không dễ hình thành. Nếu bạn muốn học một kỹ năng mới, đừng kỳ vọng mình ngay lập tức sẽ đạt “đẳng cấp thế giới”.
Mục tiêu càng lớn, đường đến càng dài. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu vừa phải, kiên trì theo đuổi nó. Khi bạn đạt được những cột mốc thành công nhất định, bạn sẽ có cơ hội nhìn lại, đánh giá lại những gì mình đã làm và mục tiêu của bạn sẽ trở thành hiện thực một ngày không xa.

35 phép xã giao phù hợp ở nước ngoài

Nếu nhìn thẳng vào mắt người đang trò chuyện tại Pháp được cho là lịch sự, thì hành động này lại làm người Anh cảm thấy mất tự nhiên.

Khi đi công tác nước ngoài, có các cử chỉ tôn trọng và phù hợp văn hóa đối với các doanh nhân là tối quan trọng. Các nền văn hóa khác nhau có hệ quy chuẩn về phép xã giao khác nhau.
Nhưng một hành vi bình thường tại một quốc gia lại có thể bị xem là thô lỗ tại một nước khác. Ví dụ, ở Brazil, bạn có thể trễ hẹn 10 phút và vẫn được chấp nhận, tuy nhiên người Australia không hề xem nhẹ việc muộn giờ trong làm ăn.
Trong khi bàn chuyện công việc trên bàn ăn tại Trung Quốc là chuyện tối kỵ, thì người Mỹ lại khá thoải mái về vấn đề này.
Nếu nhìn thẳng vào mắt người đang trò chuyện tại Pháp được cho là lịch sự, thì hành động này lại làm người Anh cảm thấy mất tự nhiên.
Dưới đây là 35 mẹo hướng dẫn về phép xã giao cơ bản ở 10 quốc gia do Zendesk thiết kế, BizLIVE Việt hóa.

Cách lựa chọn trang phục cho phong cách chuyên nghiệp

Giày nên phình ra một chút ở hai bên bàn chân để tạo sự thoải mái khi bước đi.

Các doanh nhân là những người thường xuyên giao tiếp và gặp gỡ nhiều tầng lớp từ đối tác đến khách hàng. Tuy "chiếc áo không làm nên thầy tu", nhưng một trong những yếu tố làm nên ấn tượng ban đầu tốt đẹp chính là trang phục.
Do đó, phong cách ăn mặc cũng là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới hình tượng và sự thành công của doanh nhân.
Không có gì tệ hơn là các trang phục không vừa người, dù rộng hay chật. Chúng phô bày các khiếm khuyết cơ thể và phần nào thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, chỉnh chu của người mặc.
Không cần là một người sảnh sỏi về thời trang, nam giới vẫn có thể đánh giá được thế nào là một bộ quần áo công sở vừa người với những hướng dẫn cơ bản dưới đây.
Áo sơ mi
Cổ áo chỉ nên ôm vừa vặn cổ, không tạo cảm giác giằng kéo. Cổ áo bị vặn theo khi bạn quay đầu có nghĩa là nó quá chật. Khi bạn có thể nhét thoải mái hai ngón tay vào trong chiếc cổ được đóng cúc mà không cọ chặt vào cổ, đó là một chiếc cổ áo vừa.
Cổ tay áo nên chạm nơi bàn tay bắt đầu (cách xương cổ tay khoảng 2cm). Độ rộng chỉ nên vừa phải khiến măng sét dừng lại ở nơi bắt đầu ngón cái mà không trôi tiếp xuống lòng bàn tay. Măng sét nên rộng để đủ đeo đồng hồ, và không nên ngắn quá để hở đồng hồ.
Đường may vai nên ở chính giữa xương vai. Đây là điểm xa xương ức nhất trên vai.
Ống tay không nên bó chặt để lộ các thớ thịt trên cánh tay, nhưng cũng không nên rộng gấp thành nếp. Khi gập cánh tay, măng sét không được co quá cổ tay 2,5cm.
Ống tay quá dài bao trùm bàn tay
Ống tay dài vừa đủ, măng sét dừng nơi bàn tay bắt đầu
Độ dài sơ mi là hợp lý khi các động tác chuyển động bình thường không làm vạt áo trượt khỏi thắt lưng sơ vin. Thêm vào đó, vạt áo không được tuột sơ vin khi bạn giơ hai tay lên áp sau đầu. Nếu chuyện này xảy ra, có thể chiếc áo quá ngắn hoặc ống nách bị may quá thấp.
Ngoài ra, ống nách không nên cọ sát vào bờ vai.
Áo quá rộng sẽ tạo nếp và nhăn
Thân trên áo phẳng phiu nhưng vừa đủ rộng để cử động thoải mái
Áo vest
Thường thì cổ áo sơ mi sẽ lộ cao khoảng 2cm trong cổ áo vest.
Đường may vai cần năm ở rìa vai. Khi tay để buông, cầu vai không nên nhăn nhúm.
Giống như sơ mi, măng sét nên cao vừa phải và không nên trùm bàn tay.
Khi đóng cúc, áo vest không được căng trước ngực tạo thành hình chữ X.
Jacket quá chật tạo thành hình chữ X
Khi đóng cúc áo không bị kéo nếp
Tương tự, khi gập cánh tay, vai áo không được căng kéo.
Khi ve áo rộng hợp lý, bạn có thể rụt tay vào trong ve khi để thẳng bàn tay.
Cầu vai bị cộm vì quá rộng
Cầu vai phẳng, không gấp nếp
Cúc thứ hai của áo vest cần nằm trên rốn, không bao giờ được nằm dưới.
Khi buông tay dọc người, ống tay cần che được xương cổ tay.
Nếu chiếc vest không vừa người, thỉnh thoảng phần gấu áo sẽ xòe ra. Nếu vest quá chật, hông bạn sẽ làm căng chất liệu khi mặc.
Độ dài hợp lý của chiếc vest là vừa che đủ mông.
Áo măng tô
Hầu hết quy luật của áo vest cũng áp dụng cho áo măng tô, cầu vai nên nằm ở rìa vai.
Cần nhớ rằng tùy thuộc vào những thứ bạn mặc bên trong, cỡ của chiếc áo măng tô nên được điều chỉnh phù hợp theo.
Măng tô không nên rộng quá, mà ôm lấy cơ thể và tôn lên dáng vóc.
Nhưng cũng không nên quá chật để có thể cử động thoải mái.
Tính từ cổ tay, măng sét cổ tay nên dài hơn 2,5 cm (dài hơn 2,5cm so với măng sét áo sơ mi), để đảm bảo bạn không để lộ bất cứ cổ tay nào của áo trong.
Giống áo vét, gấu một chiếc măng tô rộng sẽ loe ra như chiếc chuông. Cần chú ý điểm này vì nó sẽ khiến áo của bạn giống váy.
Quần kaki
Với một chiếc quần vừa, bạn không cần thắt lưng để giữ chúng trên hông.
Chiếc quần trong hình thuộc dạng quần bó.
Nhiều người thích mặc quần bó, nhưng cũng nhiều người thích mặc quần thoải mái.
Tránh quần có đường li. Nó khiến bụng bạn nhìn to hơn.
Quần kaki không nên bó sát chân, nhưng cũng không nên rộng quá.
Quần ôm chân nhưng không gò bó khi cử động là hợp lý.
Nếu mặc quần kaki đi với giầy, nên may gấu quần. Gấu quần sẽ tạo các nếp gấp chồng trên giày. Còn nếu bạn muốn mặc kaki bó và không đi tất thì không cần may gấu.
Quần âu
Giống như quần kaki, quần âu không nên quá chật hoặc quá rộng mà cần tạo sự thoải mái cho chân, tuy nhiên quần âu thường có nhiều nếp gấp hơn.
Tương tự, tránh các đường li vì chúng làm bạn nhìn béo hơn.
Quần nên có một đường gấp nhỏ chạy dọc theo hai đùi ở giữa mỗi ống.
Bạn nên may gấu quần, dù gấu nhỏ.
Vài người thích làm măng sét để kéo phẳng quần và không may gấu, thậm chí có người còn đặt thêm kim loại vào măng sét ống quần để kéo thẳng quần.
Trong ảnh là một loại gấu quần nhỏ, loại này nhìn có phần đẹp mắt hơn.
Cà vạt
Cà vạt chỉ nên nằm dưới cổ áo mà không bó buộc nó.
Tùy vào loại cổ áo mà các nút sẽ được thắt khác nhau. Cổ rộng cổ mở kiểu Ý (Cut-away collar) thì nên thắt nút rộng kiểu full-windsor (nút thắt quả trám to), nếu cổ áo hẹp, bạn nên chọn kiểu giản lược như four-in-hand (hình tam giác). Hãy thử trước và xem xem kiểu thắt nào hợp với áo của bạn.
Khi đứng thẳng, đuôi của cà vạt chạm vào giữa thắt lưng là độ dài hợp lý.
Giày
Giày nên đủ rộng để khi đứng thẳng, bạn vẫn đút được một ngón tay vào sau gót. (Khoảng giãn này có thể thay đổi, tuy nhiên giày không nên rộng quá).
Tại mũi giày, ngón chân cần được cố định gần như hoàn toàn. Mũi giày không được chèn ép ngón chân.
Giày nên phình ra một chút ở hai bên bàn chân để tạo sự thoải mái khi bước đi.
Dùng trong các sự kiện trang trọng, nên chọn giày mõm tròn như trong ảnh. Giày mõm bằng khiến bạn trông lỗi thời.